Trí tuệ nhân tạo được xem là một công nghệ mới của thời đại công nghệ 4.0 vậy nên thị trường về trí tuệ nhân tạo được xem là khú thu hút nhân lực hiện nay. Vì khá mới mẻ nên hiện nay nhiều bạn vẫn chưa biết nhiều về ngành trí tuệ nhân tạo hay công việc sau khi học ngành trí tuệ nhân tạo là gì? Cùng wondersofnaturebk.com tìm hiểu ở bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
I. Ngành trí tuệ nhân tạo là gì?
Ngành trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là AI (viết tắt của Artificial Intelligence) là ngành nghề này nghiên cứu và phát triển các hệ thống máy móc thông minh và sử dụng chúng cho các công việc đòi hỏi trí tuệ con người. AI được tạo ra bằng cách sử dụng các mô hình máy tính và các kỹ thuật và công nghệ liên quan.
Ngành trí tuệ nhân tạo có yêu cầu tương đối cao, kiến thức của ngành này rất rộng, tổng hợp nhiều yếu tố từ nhiều ngành. Như có thể là tâm lý học hoặc khoa học máy tính và kỹ thuật.
Trí tuệ nhân tạo hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp AI trong các ứng dụng như trợ lý ảo trên smartphone, phần mềm dịch thuật tự động, đối thủ ảo trong game,…
II. Học trí tuệ nhân tạo là học cái gì?
Thực ra thì ngành học trí tuệ nhân tạo sẽ liên quan đến kiến thức về công nghệ máy tính và toán học. Bạn có thể lựa chọn các chương trình cấp bằng ngành trí tuệ nhân tạo hoặc theo đuổi ngành này từ các ngành học khác như khoa học máy tính, thiết kế đồ họa, công nghệ thông tin.
Và mỗi trường thì sẽ có đa dạng các chương trình học khác nhau nhưng chung quy sẽ có một số môn học bắt buộc như:
- Mạng thần kinh nhân tạo
- Robot học (Robotics)
- Lý thuyết tính toán
- Nguyên lý lập trình và tính toán
- Hệ thống và kiến trúc
- Thiết kế thuật toán
- Kỹ thuật phần mềm
- Các kỹ thuật toán học của trí tuệ nhân tạo
Và một số môn nâng cao như:
- Đồ họa nâng cao
- Lập trình nâng cao
- Giao diện người – máy
- Học máy (Machine Learning)
III. Học ngành trí tuệ nhân tạo ở đâu tốt?
Ngành trí tuệ nhân tạo là một ngành mới vậy nên trên cả nước chưa có nhiều trường đào tạo chuyên sâu về ngành học này. Dưới đây là tổng hợp của chúng tôi về một số địa chỉ đào tạo ngành AI uy tín chất lượng:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học Bách Khoa TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM
- Đại học Thăng Long
- Đại học FPT
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
IV. Ngành trí tuệ nhân tạo thi khối nào?
Đây là một ngành học đòi hỏi tư duy tốt và yêu cầu cao về sự hiểu biết nắm bắt và ngôn ngữ tốt. Và nhiều bạn hiện nay vẫn còn băn khoăn khi lựa chọn thi ngành này? Vậy ngành AI thi khối nào hiện nay?
Hiện tại ngành Trí tuệ nhân tạo ở đa số trường hiện nay đang xét tuyển dựa vào các tổ hợp môn:
- A00 gồm các môn: Toán , Lý, Hóa
- A01 gồm các môn: Toán, Lý, Anh
- D01 gồm các môn: Toán, Văn, Anh
Ngoài các tổ hợp chung trên, một số trường còn sử dụng một số tổ hợp xét tuyển riêng:
- A19 gồm các môn: Toán, Lý, Bài kiểm tra tư duy (Đại học Bách Khoa Hà Nội)
- D90 gồm các môn: Toán, Anh, Khoa học tự nhiên (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM.
V. Vị trí công việc trong ngành trí tuệ nhân tạo
1. Nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo
Nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo là một công việc phổ biến trong thời đại hiện nay. Các nhà nghiên cứu chịu trách nhiệm chính trong việc cải thiện dữ liệu AI. Một số nhà nghiên cứu khác chịu trách nhiệm giám sát quá trình phát triển phần mềm mới để tìm ra những khả năng mới trong ngành trí tuệ nhân tạo.
Làm việc ở vị trí này có mục tiêu chung là khám phá các tính năng mới, tối ưu hóa trong các công cụ AI và đạt được kết quả tốt nhất.
2. Kiến trúc sư AI
Kiến trúc sư AI là người trả lời các câu hỏi về nhu cầu tổng thể của dự án AI, bao gồm tạo và duy trì kiến trúc bằng các công nghệ AI. Họ là những người hiểu được cách AI được sử dụng trong doanh nghiệp của mình, khả năng của nền tảng AI và trạng thái dữ liệu,…
3. Kỹ sư học máy
Các kỹ sư máy học cần có khả năng áp dụng các mô hình dự đoán và tận dụng quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên khi làm việc với các tập dữ liệu khổng lồ. Nền tảng toán học vững chắc, kỹ năng lập trình máy tính thông thạo,…sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
4. Lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP)
Thiết kế toàn diện các hệ thống cho phép máy tính giao tiếp thành công với con người đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức chuyên sâu về hai lĩnh vực: ngôn ngữ và công nghệ.
Với sự phổ biến ngày càng tăng của AI khiến cho vị trí này càng thu hút nhân tài hơn, đặc biệt trong một số ứng dụng như chatbot, trợ lý ảo trên điện thoại thông minh,….
Hy vọng với những thông mà chúng tôi tổng hợp về ngành trí tuệ nhân tạo sẽ giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn về ngành trí tuệ nhân tạo đang khá mới hiện nay. Cảm ơn đã đón đọc! Đừng quên cập nhật những thông tin về công nghệ ở chuyên mục Công nghệ của chúng tôi nhé!
Bình luận gần đây