Share

{TỔNG HỢP} Thuật ngữ bóng đá tiếng Việt từ A-Z

Thuật ngữ bóng đá tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, hiện nay được rất nhiều người hâm mộ bóng đá quan tâm và tìm hiểu. Chuyên trang thông tin điện tử wondersofnaturebk.com đã tổng hợp chi tiết các thông tin liên quan, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Tổng hợp những thuật ngữ bóng đá tiếng Việt từ A – Z

Đối với thuật ngữ bóng đá tiếng Việt rất phong phú, tuy nhiên ở trên chuyên mục tải king fun cho iphone chỉ đề cập đến với mọi người về các thuật ngữ bóng đá tiếng Việt thông dụng, sử dụng nhiều nhất. Cụ thể:

Tổng hợp những thuật ngữ bóng đá tiếng Việt từ A – Z

– Bàn thắng vàng: từ để chỉ bàn thắng đầu tiên được ghi ngay trong hiệp phụ. Khi bàn thắng đầu tiên được ghi, khi đó trận đấu sẽ dừng lại, đội bóng ghi bàn thắng vàng sẽ giành được chiến thắng.

– Bóng đá phủi: bóng đá phong trào, bóng đá nghiệp dư.

– Bàn thắng bạc: tổng bàn thắng đã được tính khi kết thúc một hiệp phụ (có thể ở trong hiệp phụ đầu tiên), đội bóng nào có nhiều bàn thắng hơn sẽ là đội chiến thắng, đồng nghĩa trận bóng sẽ dừng lại tại đó.

– Bán độ: được sử dụng để nói đến các hành vi của cầu thủ cố tình thi đấu một cách nào đó để có tỷ số theo yêu cầu, phục vụ về mục đích cá nhân.

– Bán kết: vòng đấu tranh giải Ba, mục đích trong vòng ngày nhằm lựa chọn đúng 2 đội bóng để vào trong vòng đấu tiếp theo (đó là vòng Chung kết).

+ Cầu thủ nhập tịch: gồm các cầu thủ bóng đá nước ngoài, được sinh ra ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng sau đó lại nhận quốc tịch Việt Nam.

+ Chiếc giày Vàng: đây là một giải thưởng được trao tặng cho cầu thủ nào ghi được nhiều bàn thắng nhất ở trong một giải đấu.

+ Cú ăn ba: được sử dụng để nói đến một đội tuyển giành được 3 danh hiệu trong một mùa giải (1 năm).

+ Cứa lòng: cú sút bằng má bàn chân, có quỹ đạo đi bổng và xoáy.

+ Chung kết: trận đấu cuối cùng sẽ bao gồm 2 đội tuyển thi đầu cũng nhau, mục đích nhằm tìm được đội vô địch của giải đấu.

+ Cầu thủ dự bị: nói về các cầu thủ không được ra sân thi đấu chính thức. Chỉ được thi đấu khi có cầu thủ khác được thay ra sân.

– Danh thủ: nói về các cầu thủ đã giải nghệ và có mức độ nổi tiếng nhất định.

– Đá luân lưu – phạt đền: cú đá phạt có khoảng cách gần khung thành, chỉ có sự tham gia của 1 cầu thủ đội bóng tấn công, thủ môn đội tuyển phòng ngự.

– Đánh nguội: nói về hành vi cố ý tấn công, đánh lén đối phương khi không diễn ra tình trạng tranh chấp bóng.

+ Găng tay Vàng: đây là giải thưởng trao tặng cho thủ môn xuất sắc nhất của đội tuyển quốc gia, hoặc là Câu lạc bộ sau mỗi giải đấu bóng đá.

+ Giải Ngoại hạng Anh: giải này có vị trí cao nhất trong những giải bóng đá chuyên nghiệp tại nước Anh.

+ Góc cao khung thành: sẽ là vị trí vuông góc nhau giữa xà ngang và cột dọc của khung thành.

+ Giải nghệ: được dùng để nói về các cầu thủ đã chấm dứt sự nghiệp thi đấu bóng đá chuyên nghiệp, trong vai trò là cầu thủ.

– Hiệu số bàn thắng – thua: tiêu chí để đánh giá thành tích, được tính bằng cách lấy số bàn thắng ghi được trừ số bàn thua.

+ Kỳ chuyển nhượng: kỳ chuyển nhượng chính là khoảng thời gian trong năm. Trong đó, một CLB có thể mua cầu thủ từ CLB khác về, hoặc có thể bán cầu thủ của đội nhà đi.

– Liên đoàn bóng đá Việt Nam – VFF: là cơ quan cao nhất của bóng đá Việt Nam.

– Lốp bóng: đây là kỹ thuật đưa bóng đi bổng qua đầu của đối phương.

+ Nã đại bác: sử dụng nhằm nói về các cú sút xa có lực đi rất mạnh.

+ Ném biên: hình thức đưa bóng vào cuộc trở lại bằng tay sau khi bóng đã vượt ra khỏi đường biên dọc.

– Ốp ống đồng: vật dụng bằng nhựa và bên trong lót vải. Sử dụng để đặt bên trong vớ với mục đích bảo vệ xương cẳng chân.

+ Phản lưới nhà: cầu thủ đưa bóng vào lưới đội nhà, thay vì đưa vào lưới đối phương, gồm cả vô ý và cố ý.

+ Phạt gián tiếp: hình thức đá phạt trong bóng đá: Sau khi quả đá phạt gián tiếp được thực hiện, bóng phải chạm vào một cầu thủ khác thì khi đó bàn thắng mới được công nhận.

+ Phi thể thao: nói về các hành động bạo lực, kém văn hóa,… trong thi đấu.

– Quả bóng vàng: đây là giải thưởng cá nhân đầu tiên, danh giá nhất dành cho cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất trong năm.

+ Tứ kết: vòng đấu tranh tài với mục đích nhằm lựa chọn ra được 4 đội tuyển được bước vào trong trận bán kết.

+ Tì đè: kỹ thuật lợi dụng thân người của đối phương để làm điểm tựa.

+ Trung phong: nói về cầu thủ chơi cao nhất trong đội bóng, nhiệm vụ chính đó là ghi bàn thắng.

+ Trận đấu giao hữu: dùng để nói đến trận đấu giữa 2 đội tuyển, mục đích giao lưu, học hỏi, thiện nguyện và sẽ không chứa yếu tố về thành tích.

– Vòng ⅛: vòng đá loại trực tiếp và có tổng 16 đội tuyển tham gia.

– Vòng 1/16: vòng đá loại, bao gồm 32 đội tham gia.

– Việt vị: tình huống cầu thủ của đội bóng A nhận bóng khi đang đứng dưới cầu thủ cuối cùng của đội B (trừ thủ môn của đội B).

– Vỡ thế trận: sử dụng nói về trạng thái đội bóng thi đấu thiếu liên kết, bị thủng lưới nhiều lần.

– Vê bóng: kỹ thuật dắt bóng tại cự ly ngắn gần gầm giày.

+ 1 đánh 0: đây là tình huống 1 tiền đạo, đối đầu với 1 thủ môn và ở tình huống tấn công.

+ 1 đánh 1: tình huống 1 tiền đạo đối đầu với 1 hậu vệ và trong tình huống tấn công.

Lời kết

Toàn bộ thông tin được các chuyên gia KingFunTV chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được biết thêm về thuật ngữ bóng đá tiếng Việt thông dụng nhất hiện nay. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác các bạn hãy thường xuyên truy cập vào trang Web này nhé!